post

Rượu ngon, đắt tiền, rẻ tiền và khom lưng…

tudor-ruou-vang-ngon
Kết quả công bố của cuộc thi rượu chát quốc tế ” Sydney International Wine Competition” tuần qua (26/11/2014) đã khiến cho cả giám khảo cũng phải ngạc nhiên :”Ngon dzậy mà sao rẻ dzậy !!!”

Trong danh sách top-100 của 2000 chai rượu dự thi, có đến 6 chai rượu rẻ tiền của Aldi lọt vào mắt xanh của 14 giám khảo uy tín của Úc và quốc tế. Đó là các chai rượu

Cabernet Sauvignon (của vùng South East Australia- $6.99),

Semillon($9.99),

El Toro Macho Tempranillo($4,99),

Byrne & Co Semillon.

Đặc biệt chai Tudor Central Victorian Shiraz 2013 mà Aldi bán với giá $12,99 vượt qua 1000 đối thủ , nhận hai giải “Best red table wine””Best lighter-bodied dry red table wine”, cùng hạng với Wynns Coonawarra Estate C.E. Black Label Shiraz và Yalumba’s Paradox Barossa Shiraz, cả hai chai này có giá $45.

Trong khi đó chai Musigny Premier Cru Champagne mà Aldi bán với giá $29.99 là loại chát trắng ngon nhất.

Như vậy thì những kẻ thừa tiền, thường khoe đẳng cấp lịch lãm của mình qua việc “chỉ uống rượu đắt tiền”, chưa hẳn là tay sành rượu.

Trong các cuộc thi rượu, các giám khảo nếm rượu theo kiểu “blind testing”, tức là các nhãn hiệu trên chai đều bịt kín, những ly rượu trước mặt họ chỉ được đánh dấu bằng mã số, do đó việc thẩm định phẩm chất từng loại rượu chỉ căn cứ vào con mắt, lỗ mủi và cái lưỡi của họ, từ màu sắc của rượu đến hương, vị ở đầu lưỡi, dư vị đọng lại trong cuống họng và cho điểm theo mỗi thứ hạng này. Mỗi giám khảo có thể có cách thưởng thức khác nhau và cuối cùng điểm số cho từng loại rượu sẽ tổng kết lại và đó là sự đánh giá công bằng nhất.

Thực ra những kết quả chưng hửng trong cuộc thi tại Sydney tuần qua không lạ. Năm 1976, thế giới ngạc nhiên và cả trưởng ban tổ chức cuộc thi cũng đã chưng hửng. Đó là cuộc thi The Paris Wine Testing hay còn gọi là Judgment of Paris do nhà buôn rượu người Anh tên Steven Spurrier tổ chức.

Cuối cùng, khi các kết quả công bố ai cũng bật ngửa vì chai rượu được nhiều điểm nhất , được huy chương vàng, lại không phải là một loại rượu lẫy lừng nào của Pháp, mà là một chai rượu Mỹ-của nhà sản xuất Stags’ Leap Wine Cellars ở Napa Valley, tiểu bang California. Rượu này được ủ năm 1973, rồi 2 năm sau ngâm trong thùng gỗ sồi và một năm đóng trong chai đặt dưới hầm, nó được đưa sang Pháp và đã qua mặt các chai Chardonnay và Carbernet Chauvignon thượng hạng ở vùng Bordeaux của Pháp.

Điều này gây ngạc nhiên cho nhà tổ chức Spurrier, vốn chỉ kinh doanh rượu Pháp và tin rằng vang California chẳng thể nào qua mặt được. Từ khởi điểm này mà kỹ nghệ rượu vang California vươn lên và đến nay có hơn 1200 xưởng chế biến rượu chát tại California, từ các cơ sở nhỏ đến các đại công ty như E & J Gallo Winery có mức phân phối toàn cầu.

Xem tiếp http://trachnhiemonline.com