post

Nhớ Mẹ – Thiếu Tướng Lê Minh Đảo & Đại Tá Đỗ Trọng Huề

nho-me-01-leminhdao

nho-me-02-leminhdao

Nhạc phẩm Nhớ Mẹ do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn trong thời gian hai vị ở tại Khu F (là khu biệt giam – tù trong tù) ngoài Hà Tây-Bắc Việt. Đại tá Đỗ Trọng Huề, ngoài là một sĩ quan cao cấp ông còn là nhà văn và cựu giáo sư của đại học văn khoa Sài Gòn.

Theo lời kể của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, khi cửa sắt khóa lại sau một ngày… Thiếu Tướng Lê Minh Đảo “nhìn lên vòm trời những hoàng hôn và nhớ nhất là mẹ mình…” nên ông viết: “giờ này hoàng hôn đã tắt, con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều…” Mặc dù bị nhốt trong khu biệt giam nhưng khác phòng với Đại tá Đỗ Trọng Huề. Mỗi khi viết nhạc xong thì chiều chiều ông đánh đàn cho Đại Tá Đỗ Trọng Huề nghe và nhớ melody… Sau đó mỗi vị viết một lời. Đại tá Đỗ Trọng Huề ở tù hơn 12 năm thì được thả. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị tù thêm 5 năm nữa. Hai tác giả của nhạc phẩm lịch sử này gặp nhau được một lần ở hải ngoại trước khi Đại Tá Đỗ Trọng Huề qua đời ở Canada vào khoảng năm 2000. (NguoiVietBoston biên soạn)

Nhớ Mẹ
Tác giả: Lê Minh Đảo & Đỗ Trọng Huề

Những chiều buồn trên đất Bắc, con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc, xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này

Mẹ ơi, mẹ biết không !
Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !

Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
Từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con rưng rưng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều

nguồn: cao trào nhân bản

tu-cai-tao

Save

Save

Save